Hướng dẫn chuẩn bị lễ hóa vàng đưa chân các cụ khi hết Tết Quý Mão 2023

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, vậy là thời gian cho kì nghỉ Tết đã dần kết thúc. Giờ là thời điểm thích hợp để làm lễ hóa vàng khi hết Tết. Dưới đây là cách chuẩn bị  lễ hóa vàng đưa chân các cụ Tết Quý Mão 2023 mà Okitomo muốn gửi tới các bạn.

1. Ý nghĩa của tục lệ hóa vàng:

cách chuẩn bị lễ hóa vàng1

  • Hầu hết mọi người đều cho rằng: lễ tết là ngày vui của con cháu thì ông bà dưới âm cũng phải được hưởng. Hoá vàng chính là việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng đã chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết cho người cõi âm.
  • Có những gia đình chỉ làm hết tết gói gọn trong gia đình. Nhưng cũng có những người còn mời thông gia, hàng xóm thân thiết tới dùng cơm lễ hoá vàng, coi như là dịp gặp mặt nhau ngày đầu xuân. Hóa vàng tiễn các cụ xong ai cũng có cảm giác Tết đã hết. Người kinh doanh lại bắt đầu mở hàng kinh doanh như mọi ngày. Người làm công việc khác cũng vậy. Nhưng dù làm bất cứ nghề gì đi chăng nữa, ai ai cũng hy vọng lòng thành của mình được các cụ chứng giám và phù hộ cho làm ăn suôn sẻ cả năm.
  • Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
  • Người dân thường mang vàng hương ra trước cửa nhà để đốt. Sau khi đốt, gia chủ thường đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. Một số nhà còn hơ cây mía trên ngọn lửa hóa vàng để người cõi âm có gậy chống.
  • Nhiều gia đình đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe…, thậm chí có người còn gửi người hầu, tỳ thiếp… có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm.
  • Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
  • Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
  • Theo nhiều tài liệu sử học thì mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng là hợp lí hơn cả.

2. Nguồn gốc của tục lệ hóa vàng:

  • Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng, TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Tục hóa vàng  mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng:  vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.
  • Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

3. Hướng dẫn cách thực hiện lễ hóa vàng đưa chân các cụ Tết Quý Mão 2023:

  • Lễ phẩm cũng chỉ là những thứ đã từng bày biện như trong các mâm cỗ cúng mùng 1 Tếtmâm cỗ cúng mùng 2 Tết, có nhà thêm đĩa xôi, con gà, còn hương, hoa, trầu cau đều thay mới. Trong lời khấn, gia chủ cần chú ý ba điều: cảm tạ tổ tiên đã về với con cháu; nay tiễn đưa, mong các cụ phù hộ cho con cháu; trong ba ngày Tết, con cháu có gì khiếm khuyết, xin các cụ tha thứ.
  • Cúng đưa xong là làm lễ hoá vàng mã. Vàng, mã làm bằng giấy, tượng trưng cho đồ dùng của người đã khuất lúc sinh thời. Nhân ngày Tết, để biểu hiện lòng hiểu thảo của mình, con cháu đã mua sắm những thứ đó để tổ tiên dùng.
  • Người ta hoá vàng ở giữa sân hoặc ở một góc vườn sạch sẽ; thắp hương biện lễ, rồi châm lửa đốt, cho đến lúc tất cả đều cháy hết là xong. Nhà nào cẩn thận thì mời thầy cúng đến làm lễ trước lúc hoa.
  • Trước đây, lễ hóa vàng thường được tổ chức vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết, nhưng nay tùy điều kiện của mỗi gia đình, lễ hóa vàng cũng được tổ chức linh động hơn. Việc này là điều tất yếu so với vấn đề có nên hóa vàng sau khi tất niên không? Thông thường, lễ hóa vàng được tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 Tết. Một số gia chủ cho rằng, ngày mùng 10.1 âm lịch là ngày vía thần Tài nên các gia đình làm lễ hóa vàng trước ngày mùng 10 sẽ tốt hơn.
  • Sau khi cúng tạ, đưa tiễn ông bà về cõi âm, coi như là hết Tết, gia chủ bắt đầu một năm mới với niềm vui hạnh phúc, cầu chúc một năm bình an.
  • Ngoài ra việc sắm sửa các mẫu ghế massage; quạt trần rồi tủ bảo quản rượu vang cũng giúp cho năm mới thêm sung túc.

Vậy là quý khách đã nắm được cách thực hiện lễ hóa vàng đưa chân các cụ khi hết Tết Quý Mão 2023 rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Okitomo để nhận trợ giúp.

Bạn thấy bài viết này hữu ích?

Nhấp like để đánh giá

Trung bình đánh giá 0 / 5. Kết quả đánh giá 0

No votes so far! Be the first to rate this post.


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Điện Máy Okitomo

  • Showroom: ngõ 202 Sông Nhuệ II - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
  • Hotline: 0926.755.199
  • Email: [email protected]
  • Website: okitomo.com
Chia sẻ ngay cho bạn bè