Giải đáp cúng tất niên xong có hoá vàng không dịp Tết Quý Mão 2023?

Rất nhiều người đang có thắc mắc cúng tất niên xong có hoá vàng không Tết Quý Mão 2023? Dưới đây là giải đáp của Okitomo gửi dành cho các quý khách hàng.

cúng tất niên xong có hoá vàng không

1. Ý nghĩa của cúng tất niên:

  • Nhịp sống hiện đại không làm mất đi những nét đẹp văn hóa của người Việt. Đặc biệt là trong đời sống tâm linh. Lễ cúng tất niên là phong tục quen thuộc của mọi gia đình vào cuối năm. Ý nghĩa cúng tất niên không chỉ thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau sau một năm tất bật. Chính vì vậy mà đến cuối năm; người người lại hỏi han nhau cúng tất niên gồm những gì để chuẩn bị lễ cúng tươm tất, đầy đủ nhất.
  • Cúng tất niên là một nghi thức để kết thúc một năm đã qua và chuẩn bị một năm mới sắp đến. Lễ cúng thường được diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Ngày cúng có thể tùy thuộc vào truyền thống gia đình hoặc những yếu tố khác. Thông thường, người ta sẽ cúng vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu). Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cúng tất niên xong có hoá vàng không?

2. Cúng tất niên gồm những gì?

Mâm cơm cúng tất niên tùy từng vùng miền mà sẽ có những món khác nhau, nhưng cơ bản gồm có:

  • Gạo, muối.
  • Trà, rượu, nước lọc.
  • Giấy tiền vàng mã.
  • Bánh kẹo.
  • Trầu cau.
  • Chè, xôi, cháo trắng.
  • Tam sên.
  • Gà ta luộc.
  • Heo sữa quay.
  • Bánh bao.
  • Bánh chưng hoặc bánh tét.
  • Chả lụa.

Tất cả các gia đình trên mọi miền đất nước cố gắng chuẩn bị mâm cơm cúng chiều 30 Tết thật tươm tất, chu đáo, thể hiện lòng thành kinhs đến gia tiên, tiền tổ, mong ước cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Đây là phong tục truyền thống quan trọng nhất cả năm trong tâm thức người Việt.

3. Cúng tất niên xong có hóa vàng không?

  • Trong các lễ vật dâng lên ban thờ cúng tất niên có vàng mã thì sau khi cúng tất niên cũng cần gia chủ tiến hành hóa vàng rồi mới xin hạ mâm thụ lộc. Khi hóa vàng, phần tiền và vàng cần phải hóa trước cho các gia thần, sau đó mới đến các đồ dùng của tổ tiên. Theo tín ngưỡng của người dân Việt, trần sau âm vậy nên việc đốt vàng mã đã trở thành phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.
  • Lễ cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng nhất dịp tết, chuẩn bị cho thời khắc bước sang năm mới nên việc đốt vàng mã cũng là để gia tiên có đầy đủ các vật dụng đón Tết. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đốt càng nhiều vàng mã càng tốt, càng giúp tổ tiên có nhiều tiền bạc, vật dụng sử dụng ở cõi âm. Thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ khi cúng bái và không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền tài hay ảnh hưởng đến bầu không khí chung ở khu vực sinh sống.

Lưu ý:

  • Khi hóa vàng mã, phần tiền vàng cho các gia thần sẽ hóa trước, sau đó mới hóa vàng các đồ dùng của ông bà tổ tiên.
  • Nhiều người quan niệm rằng đốt nhiều vàng mã thì tổ tiên ông bà sẽ càng có nhiều tiền bạc để sử dụng ở cõi âm. Tuy nhiên, trên thực tế điều quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ, chỉ cần hóa vàng một ít và hương khói, mâm cỗ đầy đủ là được. Việc đốt vàng mã nhiều chỉ gây lãng phí tiền của không cần thiết và ảnh hưởng tới môi trường.

4. Bài cúng hóa vàng sau khi cúng tất niên

  • Tương tự như khi tìm kiếm bài văn khấn cúng tất niên trước khi thắp hương, một bài cúng hoá vàng lễ cúng tất niên cũng khá cần thiết để thụ lộc của các cụ.

Bài cúng hóa vàng này được đọc trước khi hạ vàng mã xuống để mang đi hóa.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương

Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây

Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.

Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Gia chủ chúng con là:………., năm nay ….. tuổi

Nay ngụ tại:……….

Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.

Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.

Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)

Sau khi tiến hành hóa vàng mã, gia chủ có thể hạ mâm cỗ xuống và thụ lộc.

Ngoài ra việc tìm hiểu thêm vể chọn người hợp tuổi xông đất rồi tìm hiểu về chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa Tết Quý Mão 2023 này cũng khá quan trọng.

Vậy là quý khách đã nắm được cúng tất niên xong có hoá vàng không rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Okitomo để được trợ giúp.

Bạn thấy bài viết này hữu ích?

Nhấp like để đánh giá

Trung bình đánh giá 0 / 5. Kết quả đánh giá 0

No votes so far! Be the first to rate this post.


Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

Điện Máy Okitomo

  • Showroom: ngõ 202 Sông Nhuệ II - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
  • Hotline: 0926.755.199
  • Email: okitomo@hotmail.com
  • Website: okitomo.com
Chia sẻ ngay cho bạn bè