Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam thì mâm ngũ quả ngày Tết luôn là biểu tượng cho mong muốn có cuộc sống sung túc đủ đầy trong năm mới Âm lịch. Dưới đây là một vài mẹo hay bày mâm ngũ quả đón Tết Giáp Thìn 2024 đúng chuẩn hút tài lộc.
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết:
- Dù cho mỗi miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau đều mang chung 1 ý nghĩa khi đặt lên bàn thờ chính là thể hiện lòng biết ơn, bày tỏ lòng thành kính, lòng hiếu thảo và nhớ đến cội nguồn tổ tiên.
- Thông qua các loại quả trong mâm ngũ quả còn thể hiện những mong ước về những điều tốt đẹp, bình an và may mắn đến với gia đình, ngoài ra mân ngũ quả còn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời, của âm dương vạn vật hòa hợp sinh sôi nảy nở.
- Mâm ngũ quả với ý nghĩa nhớ ơn cội nguồn tổ tiên. Đây là điều thường làm sau khi tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ tiễn ông Táo chầu trời. Ngoài ra việc này nên làm trước khi thực hiện chuẩn bị mâm lễ cúng tất niên để hoàn thiện mọi công đoạn chu đáo.
2. Các loại quả thường có trong mâm ngũ quả:
- Mãng cầu: cùng với ghế massage Soraka thì loại quả này sẽ giúp bạn có sức khỏe dẻo dai.
- Thơm: thơm mát, ngọt ngào, những điều may mắn, đa phúc lộc.
- Dừa: vừa đủ, không thiếu thốn.
- Đu đủ: thịnh vượng đủ đầy.
- Xoài: cát tường, viên mãn, tiêu xài không thiếu thốn.
- Thanh long: được ví như là rồng bay, sự nghiệp thăng tiến phát triển.
- Bưởi: phúc lộc, viên mãn.
- Chuối: che chở, bảo bọc, quây quần, đầm ấm, hứng trọn tài lộc.
- Phật thủ: bàn tay che chở, bảo vệ cho gia đình.
- Dưa hấu: căng tròn, đầy đặn, may mắn.
- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.
- Hồng: hồng hào tươi tốt, thành đạt.
- Quýt: cát tường, phú quý.
- Sung: sung sướng, sung túc, gia đình vui vẻ đủ đầy hạnh phúc.
3. Cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục ba miền:
3.1. Mâm ngũ quả miền Bắc:
- Một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn đối với người dân miền Bắc phải bao gồm đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… cùng màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo ngũ hành: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh lá), Thuỷ (màu đen), Hoả (màu đỏ), Thổ (màu vàng).
- Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự sum họp, đầm ấm, quây quần bên nhau. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.
- Đôi khi, nhiều gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (mong muốn Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).
- Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả tượng trưng cho sự thành đạt, may mắn. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều tài lộc.
3.2. Mâm ngũ quả miền Trung:
- Miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên không có nhiều loại quả đa dạng. Do đó vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy do chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.
- Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt, … Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh.
3.3. Mâm ngũ quả miền Nam:
- Khác với miền Bắc có quan niệm các loại quả đều có thể bày lên mâm, miễn sao ngâm ngũ quả trông đẹp mắt là được, kể cả bày ớt cay nóng; thì mâm ngũ quả miền Nam lại có sự chọn lọc và kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì người miền Nam cho rằng chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
- Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, … là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thể hiện ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Ngoài ra, mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm quả thơm với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh để cầu may mắn.
- Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp.
4. Lưu ý khi trình bày mâm ngũ quả đón Tết Quý Mão 2023:
4.1 Chọn quả để bày biện
- Mâm ngũ quả mỗi miền sẽ khác nhau nên những loại quả trong mâm cũng khác nhau, ví dụ như mâm ngũ quả miền Bắc và miền Trung thường có chuối nhưng đối với miền Nam thì lại kỵ chuối trong mâm ngũ quả. Vì vậy khi chọn các loại quả để trình bày bạn cần lưu ý đến phong tục vùng miền của mình.
- Bạn nên chọn những quả vừa chín để trang trí mâm ngũ quả vì lúc này quả sẽ có màu tươi sáng, đẹp nhất và giữ được màu lâu. Ưu tiên chọn mua những quả còn đầy đủ cả cuống và lá, lớp vỏ ngoài căng bóng không bị trầy xước hay khuyết điểm gì.
4.2 Số lượng quả
- Số lượng quả cũng mang ý nghĩa phong thủy rất lớn trong mâm ngũ quả, ví dụ khi chọn mua chuối, bạn nên chọn mua những nãi có số quả chuối lẻ, trái to tròn đều và có hình dáng như bàn tay ngửa lên để hứng tài lộc, che chở và bảo bọc cho gia đình.
4.3 Số loại quả
- Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại quả khác nhau, ngoài ra bạn có thêm dùng 1 số loại quả nhỏ hơn để chèn vào những vị trí trống trong mâm ngũ quả. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại quả khác nhau, bạn không nên tham lam mà chưng quá nhiều loại quả lên mâm, vừa không đẹp mắt dễ bị rối khi nhìn vào tổng thể còn còn dễ rơi đổ và quá nhiều quả chồng lên nhau.
- Ngoài ra quý khách nên sắm thêm các loại quạt trần KDK và tủ bảo quản rượu vang để có ngày Tết trọn vẹn an vui.
Vậy là quý khách đã nắm được cách trình bày mâm ngũ quả đón Tết Giáp Thìn 2024 đúng chuẩn phong thủy rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Okitomo để được trợ giúp.
Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:
Điện Máy Okitomo
- Showroom: ngõ 202 Sông Nhuệ II - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
- Hotline: 0926.755.199
- Email: okitomo@hotmail.com
- Website: okitomo.com