Đối với giới kinh doanh buôn bán thì ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng luôn là một dịp lễ cúng thật đặc biệt. Vậy cần chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 gồm những gì?
1. Ý nghĩa ngày cúng vía Thần Tài:
-
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài bắt nguồn từ câu chuyện thú vị. Theo quan niệm dân gian, thần Tài là vị thần trên trời, chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý, mang lại tài lộc, sung túc và may mắn. Mua vàng cầu may, là việc nhiều người thường làm trong ngày vía thần Tài.
-
Dưới trần gian xưa kia không có thần Tài, bởi vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc sống ở trên trời. Trong một lần đi chơi uống rượu, thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá, nằm mê mệt không biết gì. Có kẻ đi qua thấy một người ăn mặc như diễn tuồng thì lấy làm lạ, tưởng ông bị điên liền lột sạch trang phục đem bán.
-
Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người, đầu lại va vào đá nên không nhớ mình là ai, đành đi lang thang xin ăn khắp nơi. Vừa may có cửa hàng nhà kia buôn bán gà, vịt, lợn quay ế ẩm, thấy thần Tài đến ăn xin thì thương tình cho vào ăn. Kỳ lạ thay, từ lúc đó, các khách ăn khác đột nhiên kéo đến nườm nượp. Nghi là nhờ vía vị khách nghèo kiết kia nên hôm sau, chủ quán lại mời thần Tài ăn, quả nhiên hễ ông vào là sau đó khách khứa ùn ùn tới.
-
Từ đó, ngày nào ông chủ cũng mời thần Tài đến hàng mình. Lâu dần, quán hàng xung quanh đều vắng hoe, chỉ có quán này lúc nào cũng đông như trẩy hội. Qua một thời gian, thấy thần Tài chẳng làm gì vẫn suốt ngày ăn ngon, người ngợm thì bẩn thỉu, toàn dùng tay ăn bốc trông rất không lịch sự, chủ quán vừa tiếc của vừa sợ khách khác thấy ghê không dám đến, bèn đuổi thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời thần Tài vào ăn, thế là khách khứa từ quán kia lại kéo đoàn kéo lũ sang bên này.
-
Biết rằng người đàn ông bẩn thỉu kỳ lạ này đem lại may mắn, hàng quán nào cũng cố chèo kéo để mời bằng được. Để lấy lòng ông, người ta dẫn ông đi mua quần áo mặc. Đến cửa hàng quần áo, thần Tài nhìn thấy bộ trang phục của mình trước kia liền nhớ lại mọi chuyện, liền mặc vào rồi vội vã bay về trời. Người dân vùng đó rất tiếc nuối cũng như biết ơn thần nên lập bàn thờ phụng. Họ chọn ngày thần bay về trời (được cho là mùng 10 tháng Giêng) làm ngày vía thần Tài.
-
Từ đó, hằng năm, cứ vào ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch, nhà nhà lại nô nức đi sắm lễ vật cúng thần Tài để cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, phát đạt hơn trong năm mới.
2. Ý nghĩa ngày cúng vía Thần Tài:
- Trong tín ngưỡng phương Đông, Thần Tài là vị thần đảm nhiệm việc trông coi tiền của, tài lộc cho gia chủ. Vị thần này sẽ mang lại nhiều may mắn, giúp cho công việc làm ăn của gia chủ trong năm sẽ được tiến hành một cách thuận lợi, ít gặp trở ngại.
- Chính vì vậy, ngày vía Thần Tài được những người làm kinh doanh đặc biệt coi trọng. Vào ngày này, bên cạnh việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài, việc mua vàng cầu may cũng diễn ra rất sôi động. Bởi quan niệm dân gian tin rằng, hoạt động này giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc, giúp công việc buôn bán được hanh thông, thuận lợi.
- Năm 2023, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 31/01 dương lịch.
3. Mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài chuẩn nhất
- Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng với người Việt Nam, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Trong ngày này, mọi người thường đi mua vàng lấy “vía” Thần Tài và dâng mâm cỗ cúng Thần Tài để cầu mong Thần Tài phù hộ cho họ có một năm mới làm ăn “thuận buồm xuôi gió”, có nhiều tài lộc.
- Chính vì ý nghĩa quan trọng của nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài mà việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài thế nào là chuẩn nhất, tươm tất nhất là điều mà rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, hằng tháng mọi người cũng đều cúng Thần Tài nhưng lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là lễ cúng quan trọng nhất năm nên cần đặc biệt quan tâm.
- Theo đúng phong tục của người Việt Nam thì mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài chuẩn nhất phải có bộ tam sên. Theo quan niệm của người Việt xưa, lễ vật dâng lên Thần, Thánh phải có đủ 3 món đại diện 3 loài sinh vật sống ở các điều kiện khác nhau gồm trên trời, trên mặt đất và dưới nước, đại diện cho ba yếu tố: Thiên, Thủy và Thổ. Đây là các yếu tố tạo nên sự sống muôn loài trên trái đất. Không những thế, 3 thứ này là phải 3 sinh vật ở hình thái: Thai Sinh, Noãn Sinh và cuối cùng là Thấp Sinh mới được coi là bộ tam sên đúng nghĩa. Vì vậy, khác với mâm cỗ cúng hóa vàng trong dịp Tết vừa rồi, vào ngày vía Thần Tài, người ta thường thấy mâm cỗ tam sên gồm 3 món: Thịt heo (có thể luộc hoặc quay), trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và tôm hoặc cua luộc.
- Ngoài bộ tam sên thì mâm cúng ngày vía Thần Tài còn cần chuẩn bị thêm:
- 1 bình hoa tươi
- 1 bộ giấy tiền vàng mã
- 1 đĩa ngũ quả, chén nước
- Chum rượu
- Ngoài những lễ vật này bắt buộc phải có thì các vật phẩm khác có thể gia giảm tùy tâm cũng như tùy điều kiện kinh tế của từng gia chủ.
- Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài của người miền Nam còn có cả món cá lóc nướng. Cá lóc nướng dùng để cúng ngày vía Thần Tài phải là loại cá lóc nguyên con, nguyên vảy, đem đi nướng trụi. Cá lóc nướng nguyên con, nguyên vảy là một cách để tưởng nhớ sự khó khăn, thiếu thốn trong buổi đầu khai hoang của ông cha ta. Bởi vì cuộc sống khốn khó nên người xưa không nề hà chuyện ăn cá cả vảy, miễn sao nuôi dưỡng bản thân và đảm bảo công việc là được.
4. Một số lưu ý cho ngày vía Thần Tài năm Quý Mão 2023:
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng sao cho đầy đủ nhất thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để có thể sắp xếp lễ cúng chu đáo, tươm tất, thành kính nhất dâng lên Thần linh:
- Bàn thờ Thần Tài không được đặt sát nhà tắm bởi dân gian quan niệm phòng tắm là nơi ô uế, đặt bàn thờ Thần Tài gần phòng tắm sẽ làm mất không khí tôn nghiêm.
- Khi hành lễ, gia chủ nên đọc thật to, rõ ràng bài văn khấn ngày Vía Thần Tài để cầu mọi việc được hanh thông.
- Thắp hương cúng Thần Tài có thể tiến hành bất kỳ giờ nào trong ngày nhưng tốt nhất, chọn ngày giờ đẹp có sao tốt để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Chén để nước trên bàn thờ Thần Tài cần rửa vệ sinh sạch sẽ trước khi lấy nước mới. Bạn cũng không cần đổ nước quá đầy, chỉ cần đổ cách miệng chén khoảng 1cm và cẩn thận để nước không bị tràn ra hoặc đổ lên bàn thờ. Đấy là điều không may, dễ khiến tài lộc bị phân tán.
- Hoa dâng Thần Tài chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt nhưng nhất định không nên dùng hoa giả.
- Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt… Đặc biệt, dân gian truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng nên nếu có điều kiện, bạn hãy chuẩn bị một nải chuối chín vàng dâng lên Thần Tài để thể hiện lòng thành kính nhé!
- Ngoài ra việc sắm sửa các mẫu ghế massage ; quạt trần rồi tủ bảo quản rượu vang mới cho căn nhà cũng giúp cho lễ cúng thần tài thêm phần ý nghĩa.
Vậy là quý khách đã nắm được cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Okitomo để được trợ giúp.
Điện Máy Okitomo
- Showroom: ngõ 202 Sông Nhuệ II - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
- Hotline: 0926.755.199
- Email: [email protected]
- Website: okitomo.com