Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ cúng quan trọng nhất trong năm. Vậy hãy cùng Okitomo tìm hiểu Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Chạp dưới đây nhé!
1. Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp
- Tuỳ theo văn hoá của mỗi nơi và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng Rằm tháng Chạp sẽ chuẩn bị lớn nhỏ khác nhau. Dù giản dị hay linh đình thì về cơ bản mâm cỗ cúng không thể thiếu được những phần sau.
- Có gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng chay và mặn.
- Cỗ cúng chay Rằm tháng Chạp gồm những gì?
- Mâm cúng chay ngày Rằm cuối năm ít hay nhiều, to hay nhỏ thì cũng đều cần đủ đầy 5 thành phần là hương, hoa, đăng, quả, thực. Dễ hiểu hơn chính là hương (nhang), hoa tươi, đèn (hoặc nến), quả tươi và các món ăn chay.
- Hương (nhang) thường chọn loại hương tự nhiên, không dùng loại có nhiều chất hoá học gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hoa tươi bạn có thể chọn những loại hoa dâng lên ban thờ như hoa cúc, hoa huệ… Đối với quả tươi, có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy vậy, trong đĩa hoa quả có thể chọn ngũ quả để tượng trưng cho sự đủ đầy và cân bằng, chẳng hạn như lựu đỏ, thanh long, táo, cam, phật thủ… Bên cạnh đó, nếu không dùng nến có thể dùng đèn thắp sáng, tuy nhiên dùng nến sẽ mang lại cảm giác ấm cúng hơn.
- Ngoài ra, mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Chạp không thể thiếu được những món như rau củ luộc, canh nấm, nem chay rau củ, bánh chưng đậu xanh…
- Lưu ý sử dụng các loại quạt trần để xua đuổi ruồi muỗi.
2. Những điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp
- Kiêng vay mượn tiền: Theo quan niệm, vay mượn tiền vào Rằm tháng Chạp sẽ là điềm “xui” ám chỉ khoản nợ lớn trong năm mới. Việc kiếm tiền năm sau cũng khó khăn hơn vì phải vay mượn, làm ăn thất bát.
- Kiêng nghĩ xấu, làm hại người hoặc mắng chửi người khác: Ngày Rằm tháng Chạp là ngày tốt lành để cầu bình an, sức khỏe và may mắn, nên nói những lời tốt đẹp, vui vẻ và không nên khởi tâm xấu.
- Kiêng cãi cọ, gây gổ bất hòa: Ngày Rằm đặc biệt dưới sự chứng giám của Gia tiên, Thần linh, con cháu trong nhà không nên cãi cọ, bất hòa hoặc mắng chửi nhau. Điều này làm tán phúc và rớt vận may.
- Kiêng làm đổ vỡ chén bát trong nhà: Trong ngày Rằm tháng Chạp, dọn dẹp hoặc sinh hoạt cần cẩn thận, bình tĩnh, tránh vội vàng làm rơi vỡ bát đĩa. Điều này là điềm báo ảnh hưởng đến tài vận và tình cảm.
3. Văn khấn cúng rằm tháng Chạp
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần
Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân,
Ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch tôn thần,
Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần,
Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần cùng các Tôn thần cai quản trong khu vực này,
Con đồng kính lạy các Gia Thân, Gia tiên tiền tổ,
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. (Âm lịch)
Tín chủ con (chúng con) là…….. Ngụ tại……
Tuân theo lề cũ, Mùng 1 đến ngày (Ngày Rằm đã đến), kính bày lễ Sóc (Vọng), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính cẩn lạy dâng Tôn thần, Tiên tổ, cúi xin các ngài thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Vậy là quý khách đã nắm được cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Chạp rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Điện Máy Okitomo để được trợ giúp.
Điện Máy Okitomo
- Showroom: ngõ 202 Sông Nhuệ II - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
- Hotline: 0926.755.199
- Email: okitomo@hotmail.com
- Website: okitomo.com